Đặc Sản Cao Bằng
TÂM TÌNH GỬI TRAO
DỒI DÀO SỨC KHỎE
Hotline : 0943.388.188

Tin tức mới

Câu chuyện về sản phẩm-Thạch Đen

Câu chuyện về sản phẩm-Thạch Đen

Cây thạch đen còn được gọi là cây Sương sáo hoặc Thủy cẩm. Thạch An là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây thạch đen phát triển, trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát ...
Tác dụng của quả Mắc kham Cao Bằng

Tác dụng của quả Mắc kham Cao Bằng

Mắc kham giàu vitamin C nên ăn chúng cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ calci tốt. Ngoài ra, mắc kham chứa crom và có lợi cho người bị đái tháo đường.
Các loại đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thưởng thức một lần

Các loại đặc sản Cao Bằng bạn nhất định ...

1. Đặc sản Cao Bằng nên thử Bánh áp chao Bánh áp chao thường được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè mỗi độ đông về. Bên ngoài bánh trông khá giống bánh rán nhưng ...
12 món ăn đặc sản cao bằng mua về làm quà

12 món ăn đặc sản cao bằng mua về làm quà

Bánh coóng phù (Bánh trôi) Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng ...
Đặc sắc hương vị rau rừng Cao Bằng

Đặc sắc hương vị rau rừng Cao Bằng

Xuân sang, cây cối đâm chồi, nảy lộc cũng là mùa thu hái các loại rau rừng ở miền non nước Cao Bằng. Những loại rau rừng ở Cao Bằng như: măng, rau ngót, rau dạ hiến (bò khai), rau dớn,… nếu ai đã từng thưởng thức ...

Đặc sắc hương vị rau rừng Cao Bằng

Xuân sang, cây cối đâm chồi, nảy lộc cũng là mùa thu hái các loại rau rừng ở miền non nước Cao Bằng. Những loại rau rừng ở Cao Bằng như: măng, rau ngót, rau dạ hiến (bò khai), rau dớn,… nếu ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần sẽ khó có thể quên được hương vị của những lá, hoa rừng đặc trưng nơi đây.

Măng rừng

Măng rừng Cao Bằng có hai loại là măng đắng và măng ngọt. Cả hai loại đều giòn và có vị ngon riêng. Măng rừng được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: canh măng vịt, măng xào lá chanh, mang xào lá mác mật, măng nhồi thịt, măng ngâm tỏi ớt…
 

Rau dạ hiến (bò khai)

Đây là loại rau dại với thân dây rất giòn, mọc trên vùng núi đá. Thân cây có nhiều nhánh, bò bám theo các cây khác để vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời. Rau dạ hiến ngoài có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.

Khi chế biến, chỉ cần xào rau chín tái để không làm mất đi độ giòn và màu xanh tự nhiên. Ngoài ra, rau dạ hiến còn có thể xào cùng mì tôm, phở, hoặc thịt bò,… càng tăng thêm hương vị béo, ngậy, hấp dẫn của rau rừng.

Rau ngót rừng, hoa rau ngót

Rau ngót rừng là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên vùng núi đá, cao hơn đầu người cành lá xum xuê. Khoảng tháng 3 và tháng 4 hàng năm là thời điểm thu hoạch của rau ngót rừng và hoa rau ngót. Rau ngót có tác dụng chữa dị ứng, đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em, lợi tiểu, thông huyết…

Chế biến rau ngót, hoa rau ngót cũng khá đơn giản chỉ cần ngắt phần non, rửa sạch, vò qua và thả vào nồi nước sôi, thêm gia vị sẽ được một bát canh thơm ngon, đậm đà. Ngoài ra, khi nấu canh có thể cho thêm thịt lợn băm, hay tôm, đậu phụ mềm… sẽ khiến bát canh càng trở nên bổ dưỡng và thơm ngon hơn.

Rau dớn

Cây rau dớn thuộc loài dương xỉ, thường mọc ở vùng núi rừng hay bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi trồng được.
 

Rau dớn có tác dụng lợi tiểu, chống táo bón, làm máu lưu thông, giải độc, giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá còn có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau lưng. Rau dớn có thể chế biến thành các món ăn như: rau dớn luộc, rau dớn trộn tôm thịt, rau dớn xào, nộm rau dớn… Loại rau với hương vị đặc trưng này sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.